Chữ sông Ấn

Chữ viết sông Ấn, còn được gọi là chữ Harappa, là một tập hợp các ký tự được tạo ra bởi nền văn minh lưu vực sông Ấn. Hầu hết các bản khắc chứa các ký tự này đều cực kỳ ngắn, gây khó khăn trong việc phản xét liệu các ký tự này có cấu thành một hệ thống chữ viết dùng để ghi chép (các) ngôn ngữ vẫn chưa được xác định của nền văn minh lưu vực sông Ấn[3] hay không. Dù có nhiều cố gắng,[4] 'chữ viết' này chưa được giải mã, nhưng các nỗ lực vẫn đang tiếp diễn. Không có bản chữ khắc song ngữ nào được nhận dạng để giúp giải mã chữ viết,[5] cho thấy không có thay đổi đáng kể theo thời gian. Tuy nhiên, một số cú pháp (nếu đó là những gì có thể được gọi) thay đổi tùy theo vị trí.[3]Ẩn phẩm đầu tiên của một con dấu với các ký tự Harappa là vào năm 1875,[6] trong một bức vẽ của Alexander Cunningham.[7] Đến năm 1992, ước tính có khoảng 4.000 đồ vật được khắc đã được tìm thấy,[8] một số ở xa như Lưỡng Hà, do mối quan hệ sông Ấn–Lưỡng Hà cổ, với hơn 400 ký tự riêng biệt đại diện trên các dòng chữ khắc xác định.[9][5]Một số học giả, chẳng hạn như G. R. Hunter,[10] S. R. Rao, John Newberry,[11]Krishna Rao[12] đã lập luận rằng chữ Brahmi có mối liên hệ nào đó với hệ thống sông Ấn. Raymond Allchin[13] phần nào đã hỗ trợ một cách thân trọng khả năng chữ Brahmi ảnh hưởng bởi chữ viết sông Ấn.[14][15] Một khả năng khác cho sự tiếp nối của truyền thống lưu vực sông Ấn là nằm trong các ký tự phun sơn văn hóa cư thạch tại phía Nam và Trung Ấn Độ (và Sri Lanka), có thể không tạo thành một hệ thống chữ viết ngôn ngữ nhưng có thể có một số điểm trùng lặp với kho ký tự sông Ấn.[16][17] Các nhà ngôn ngữ học chẳng hạn như Iravatham Mahadevan, Kamil Zvelebil, và Asko Parpola lập luận rằng chữ viết có một mối quan hệ với một ngôn ngữ Dravida.[18][19]